Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Sàng lọc suy dinh dưỡng sớm cho người bệnh

Suy dinh dưỡng bệnh viện lên đến 60%

TS.BS. Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, bắt đầu từ tháng 8/2016 đến tháng 9/2017, sẽ sàng lọc suy dinh dưỡng sớm cho người bệnh khám và điều trị tại bệnh viện, thân nhân và những người có quan tâm đến vấn đề suy dinh dưỡng trong cộng đồng. Sau khảo sát, các bác sĩ khoa Dinh dưỡng của bệnh viện sẽ đưa ra những đánh giá và tư vấn chế độ dinh dưỡng sớm và hợp lý nhằm nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh.

Cụ thể, người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện được đo chỉ số cơ thể (BMI) để xác định tình trạng dinh dưỡng. Dựa trên kết quả đó, mỗi tháng một lần, bệnh viện sẽ tổ chức các chương trình khám và tư vấn miễn phí về suy dinh dưỡng và chế độ ăn phù hợp cho người bệnh bị suy dinh dưỡng. Chương trình này cũng mở rộng tư vấn về sức khỏe và dinh dưỡng miễn phí cho thân nhân và những người có quan tâm đến vấn đề suy dinh dưỡng trong cộng đồng.

Theo TS. Lâm Vĩnh Niên, trên thế giới, tỉ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện ở mức 20 - 50%. Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm nay đã có nhiều nghiên cứu khảo sát tình trạng dinh dưỡng tại nhiều bệnh viện, kết quả cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng bệnh viện của nước ta vào khoảng 30 - 60%.

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng trong cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng so với nhu cầu của cơ thể tại các tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt động các chức năng chuyên biệt của chúng.

 dinh duong cho nguoi benhTS. Lâm Vĩnh Niên trao đổi vấn đề dinh dưỡng bệnh viện với bệnh nhân

Suy dinh dưỡng có thể là hậu quả của sự thiếu hụt trong chế độ ăn, tăng nhu cầu do tình trạng bệnh, do biến chứng của bệnh nền (như hấp thu kém, mất chất dinh dưỡng quá mức) hoặc các nguyên nhân này có thể phối hợp với nhau. Suy dinh dưỡng gặp ở người bệnh nằm viện thường là sự kết hợp của tình trạng suy mòn (do bệnh tật) và dinh dưỡng kém (hấp thu không đầy đủ chất dinh dưỡng).

Để điều trị suy dinh dưỡng cần phải xác định được tình trạng suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, cho đến nay đã có nhiều công cụ tầm soát và đánh giá dinh dưỡng được thẩm định để sử dụng trong lâm sàng. Các công cụ phổ biến gồm: đánh giá tổng thể chủ quan (SGA), tầm soát nguy cơ dinh dưỡng 2002 (NRS-2002), công cụ tầm soát suy dinh dưỡng (MST), công cụ tầm soát suy dinh dưỡng phổ quát (MUST)...

Suy dinh dưỡng là “bộ xương trong tủ”

Suy dinh dưỡng thường được xem là “bộ xương trong tủ” của bệnh viện do thường bị bỏ sót, không được chẩn đoán và không được điều trị. Hậu quả của suy dinh dưỡng đã được đề cập trong nhiều báo cáo khoa học, xảy ra cả đối với người bệnh và cơ sở chăm sóc y tế.

Suy dinh dưỡng làm tổn thương hoạt động chuyển hóa của tế bào, tổn thương sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Ở mức độ tế bào, suy dinh dưỡng làm cơ thể đáp ứng kém với nhiễm khuẩn, tăng nguy cơ loét do tì đè, làm chậm lành vết thương, giảm hấp thu dinh dưỡng ở ruột, thay đổi thân nhiệt và tổn thương chức năng thận. Ở mức độ cơ thể, suy dinh dưỡng làm mất khối cơ và khối mỡ, giảm cơ hô hấp, giảm chức năng tim, teo các cơ quan nội tạng. Ở mức độ tinh thần, suy dinh dưỡng có liên quan với tình trạng mệt mỏi, cảm giác chán chường, từ đó dẫn đến chán ăn, phục hồi chậm. Suy dinh dưỡng lúc nhập viện hoặc tình trạng dinh dưỡng suy giảm trong quá trình nằm viện đã được chứng minh làm kéo dài thời gian nằm viện đến 4 - 5 ngày theo một số nghiên cứu. Ngoài ra, người bệnh có suy dinh dưỡng còn dễ bị biến chứng trong thời gian nằm viện so với người được nuôi dưỡng tốt, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.

Suy dinh dưỡng cũng là gánh nặng đối với cơ sở chăm sóc y tế. Người bệnh suy dinh dưỡng có tỉ lệ biến chứng cao hơn, dẫn đến cần nhiều công chăm sóc điều dưỡng, cần nhiều thuốc hơn, và có tình trạng phụ thuộc nhiều hơn do giảm khối cơ… Tất cả các vấn đề trên dẫn đến tăng chi phí điều trị ngoài việc điều trị bệnh lý chính của người bệnh.

PGS.TS.BS. Trương Quang Bình - Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM chia sẻ: “Việc khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM sẽ cung cấp bức tranh toàn cảnh mức độ suy dinh dưỡng của người bệnh, qua đó, việc phát hiện và điều trị suy dinh dưỡng được các thầy thuốc lâm sàng chú ý hơn bên cạnh điều trị bệnh chính của người bệnh. Hơn nữa, dựa trên các thông tin này, bệnh viện có thể đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp để nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh”. 

NGUYỄN NA

4 thực phẩm làm nặng thêm vết loét herpes quanh miệng

Nguyên nhân thường gặp nhất của vết loét là do virus herpes simplex, chúng có thể nằm im trong cơ thể của một người trong nhiều năm.

Một số người sử dụng thuốc kháng virus hoặc kem bôi tại chỗ để chữa lành các vết loét herpes quanh miệng. Tuy nhiên, ăn những thức ăn không đúng có thể gây ra kích hoạt gia tăng thêm loét herpes quanh miệng, và làm cho thuốc kém hiệu quả.

Tỷ lệ Lysine / Arginine trong thực phẩm thấp tương quan với loét herpes

Tỷ lệ Lysine / Arginine là so sánh bao nhiêu lysine có được với arginine trong một sản phẩm thực phẩm. Cả hai đều là các acid amin, nhưng lysine làm giảm vết loét trong khi arginine kích hoạt loét. Nghiên cứu cho rằng tỷ lệ Lysine / Arginine trong thực phẩm dùng ăn uống càng thấp, thì cơ hội các thực phẩm này sẽ gây bùng phát vết loét herpes quanh miệng càng lớn.

Những thực phẩm chứa nhiều Arginine làm vết loét herpes nặng thêm

Bánh mì

Arginine kích thích sự nhân lên của virus herpes simplex và do đó ảnh hưởng đến sự phát triển của các vết loét herpes quanh miệng. Bánh mì là thực phẩm lành mạnh cho nhiều người, vì nó có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, San Diego Homeopathy cho rằng lúa mì có nhiều arginine. Có khoảng 169 mg arginine trong 28 g nhỏ khẩu phần hạt lúa mì. Ăn bánh mì với bánh mì lúa mì thường có thể gây ra khởi phát vết loét herpes quanh miệng.

Quả hạnh

Các loại hạt như hạnh nhân, đặc biệt được biết là gây ra sự bùng phát loét herpes quanh miệng. Hạnh nhân có tỷ lệ lysine/arginine thấp khoảng 0,26, theo San Diego Homeopathy.

thuc pham lam nang them vet loet herpes quanh mieng

Nước nho

Một trong những đồ uống tồi tệ nhất đối với những ai dễ bị vết loét herpes quanh miệng là nước nho. San Diego Homeopathy giải thích rằng nó chỉ chứa khoảng 25 mg lysine, nhưng chứa 119 mg arginine trong một chén, tỷ lệ lysine/arginine thấp khoảng 0,21. Điều này là do nho có nhiều arginine. Các loại thực phẩm có nhiều đường cũng có thể gán cho kích hoạt loét herpes quanh miệng. Nước rau quả và các loại trà là sự lựa chọn tốt hơn cho những người có nhiễm virus herpes.

Bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng cũng có thể gây ra loét herpes quanh miệng, vì nó chứa arginine nhiều hơn lysine. Cho dù là bơ đậu phộng tự nhiên hay chế biến, hầu hết các loại bơ đậu phộng có tỷ lệ lysine/arginine thấp khoảng 0,2, theo San Diego Homeopathy. Những người có virus herpes simplex nên tránh ăn bơ đậu phộng và mứt bánh mì hoặc ngâm thực phẩm trong bơ đậu phộng. Sandwiches với thịt và pho mát là một lựa chọn an toàn cho những người dễ bị loét herpes quanh miệng.

Chọn thực phẩm phù hợp sẽ không gây kích hoạt loét herpes quanh miệng, có thể làm hạn chế tái phát loét herpes quanh miệng, cũng có thể giúp hỗ trợ cho điều trị loét herpes quanh miệng với thuốc kháng virus nhanh đạt được kết quả mong muốn hơn.

TS.BS. Lê Thanh Hải

(tham khảo Livestrong)

Sàng lọc suy dinh dưỡng sớm cho người bệnh

Suy dinh dưỡng bệnh viện lên đến 60% TS.BS. Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, bắt đầu từ tháng 8/201...